Có 1 kết quả:
參商 sâm thương
Từ điển trích dẫn
1. Tên hai vì sao, tức sao “Sâm” ở phương tây và sao “Thương” ở phương đông, sao này mọc thì sao kia lặn, không gặp nhau bao giờ. Chỉ sự cách biệt.
2. Hai bên không đồng ý kiến hoặc tình cảm không hòa thuận. ◇Ấu học quỳnh lâm 幼學瓊林: “Bỉ thử bất hợp, Vị chi sâm thương” 彼此不合, 謂之參商 (Quyển nhị, Bằng hữu tân chủ loại 朋友賓主類) Đây đó không hợp nhau, Gọi là sâm thương.
2. Hai bên không đồng ý kiến hoặc tình cảm không hòa thuận. ◇Ấu học quỳnh lâm 幼學瓊林: “Bỉ thử bất hợp, Vị chi sâm thương” 彼此不合, 謂之參商 (Quyển nhị, Bằng hữu tân chủ loại 朋友賓主類) Đây đó không hợp nhau, Gọi là sâm thương.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Tên hai vì sao, tức sao hôm va sao mai, cứ sao này mọc thì sao kia lặn, không gặp nhau bao giờ. Chỉ sự cách xa. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu: » Xưa kia hình ảnh chẳng rời, bây giờ nỡ để cách vời Sâm Thương « — Sâm và Thương ta gọi lần là sao hôm và sao mai, nhưng sao hôm và sao mai là kim tinh, một hành tinh đi ở trong quỹ đạo trái đất. Theo sách Tả truyện của Tàu nói vua Cao tân thị đời thượng cổ có hai người con tên là Át Bá và Thực Trầm hay đánh nhau, vua đày Át Bá đi ở Thương khâu chủ sao Thần tức là sao Tâm, bởi vậy gọi sao Thần là sao Thương, và đày Thực Trầm đi ở Đại hạ chủ sao Sâm. Khi sao Sâm ở đông thì sao Thương ở tây, không bao giờ gặp nhau. Người đời sau gọi anh em không hoà mục là Sâm Thương. » Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng, tại ai, há dám phụ lòng cố nhân « ( Kiều ).
Một số bài thơ có sử dụng
Bình luận 0